Tin tức sai sự thật Tranh cãi tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021

Một số thông tin trong thời gian trước, trong và sau đại hội đã được phát hiện là gây hiểu lầm hoặc sai sự thật.[61] Những thông tin như vậy thường mang tính chỉ trích đại hội.[62]

Biểu tượng các môn thi đấu bị tố đạo nhái Olympic

Vào đầu tháng 2 năm 2022, trên mạng xuất hiện hình ảnh cách điệu, mô phỏng 40 môn tại SEA Games 31 thông qua linh vật đại hội là Sao la.[63] Tuy nhiên, ban tổ chức khẳng định đây là những hình ảnh bịa đặt, giả mạo.[64] Họa sĩ Mai Nguyên đã nhận xét: “Biểu tượng các môn thi của SEA Games theo thiết kế của ban tổ chức nhìn rất khác, không giống chút nào với biểu tượng các môn tại Olympic 2020. Chỉ có bản giả mạo mới giống Olympic. Như vậy có thể có kẻ xấu đã cố tình xuyên tạc thông tin làm ảnh hưởng đến SEA Games 31 do Việt Nam đăng cai”.[65] Đáng nói, ban tổ chức đại hội cũng được cho là đã sử dụng những biểu tượng "giả mạo" này trên các ấn phẩm của mình.

Bức áp phích bị viết sai chính tả

Tháng 5 năm 2022, một tấm ảnh chụp áp phích cổ động cho SEA Games 31 đã bị rò rỉ trên mạng, trong đó bức ảnh được cho là đã bị chỉnh sửa, cố tình viết sai chính tả ở một số chỗ, như cụm từ "Đại hội Thể thao Đông Nam Á" được sửa thành "Đại hội Thể thao Đông Lam Á", hay dòng chữ "Welcome to" thành "Welcom to", khiến nhiều người hiểu nhầm về công tác chuẩn bị của nước chủ nhà Việt Nam.[66] Cục An ninh mạng và phòng chống công nghệ cao thuộc Bộ Công an Việt Nam tuyên bố họ đang tiến hành điều tra, xác minh những đối tượng nào tung ra những bức ảnh này, đồng thời khuyến cáo người dân cần tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội, không lan truyền những thông tin, hình ảnh không được kiểm chứng.[66] Cùng thời điểm, một bức ảnh "bản gốc" chụp tấm áp phích kể trên được công bố, với các chi tiết đã được sửa lại chính xác.[67] Tuy nhiên, bức ảnh "gốc" này được nhiều cư dân mạng Việt Nam đánh giá còn được làm "giả" hơn cả so với ảnh được cho là ảnh chế. Nhiều trang mạng của Việt Nam đã gỡ bỏ bài viết với nội dung này chỉ vài giờ sau khi đăng tải.

Huấn luyện viên U-23 Thái Lan "bị cảnh sát thổi phạt"

Chiều ngày 7 tháng 5, người hâm mộ bóng đá Việt Nam trên mạng xã hội đã lan truyền tấm ảnh huấn luyện viên Alexandré Polking của U-23 Thái Lan được bắt gặp đi muộn, đến sân Thiên Trường bằng xe máy mà không đội mũ bảo hiểm và bị cảnh sát giao thông thổi còi, yêu cầu dừng xe để kiểm tra.[68] Bức ảnh còn cho thấy cảnh huấn luyện viên này đưa tấm thẻ tác nghiệp của SEA Games 31 để xin được tạo điều kiện.[69] Tờ Daily News của Thái Lan đã đăng tấm ảnh này và khẳng định Polking không những không bị phạt mà lực lượng cảnh sát còn chủ động tạo điều kiện để ông tới sân nhanh hơn.[70] Bản thân Polking và cảnh sát Nam Định cũng đã xác nhận điều này.[71]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tranh cãi tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 http://baobacgiang.com.vn/bg/the-thao/376630/nhieu... https://www.bbc.com/vietnamese/sport-57429879 https://www.bbc.com/vietnamese/sport-57628553 https://www.bbc.com/vietnamese/sport-61297511 https://www.bbc.com/vietnamese/sport-61396147 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61161302 https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbi... https://www.indosport.com/raket/20220526/media-chi... https://m.phnompenhpost.com/sport/gold-medal-favou... https://seagames2021.com/an-pham/bieu-tuong-cac-mo...